Thế giới được tạo ra như thế nào?

Thuở hồng hoang, Trái Đất có hình dạng như một quả trứng. Từ quả trứng đó đã nở ra một người khổng lồ. Đó là Bàn Cổ – vị thần đầu tiên trong thần thoại Trung Hoa. Nhờ Bàn Cổ, quả trứng bị tách làm hai nửa. Ông dùng tay nâng nửa trên lên, khiến nó trở thành bầu trời, nửa dưới ông dùng chân dậm xuống để trở thành mặt đất.  Thần Bàn Cổ cứ đứng giữa phân chia bầu trời và mặt đất như thế. Theo thời gian, Bàn Cổ càng cao lớn thì bầu trời và mặt đất càng cách xa, cho đến lúc đủ để hình thành thế gian vạn vật.


Lại có một truyền thuyết kể khác rằng Bàn Cổ vốn là một cục đá lớn trên núi Côn Lôn, hấp thụ tinh hoa của vũ trụ, thu nạp tinh khí âm dương mà tạo thành thai người ( nghe như Tôn Ngộ Không nhỉ? ). Khi Bàn Cổ sinh ra, mình cao tám thước, sức mạnh vô địch. Ông đi về hướng Tây và nhặt được một cái búa và một cái rìu không biết ai vứt đấy, nhặt về dùng luôn. Nhờ có búa và rìu, Bàn Cổ ra sức mở mang trần gian, tạo ra thế giới như ngày nay.

Cứ thế sau 18000 năm, Bàn Cổ kiệt sức và không thể mở mang thế gian được nữa. Tuy  ông chết đi, nhưng thân thể vẫn tiếp tục sáng tạo ra vạn vật. Đôi mắt của Bàn Cổ trở thành mặt trời và mặt trăng, hàng vạn sợi tóc của ông thì trở thành những vì sao.  Lông tay lông chân trở thành thảo nguyên, thịt trở thành đồi núi, máu trở thành sông hồ, đại dương; răng trở thành san hô, xương trở thành rừng cây, hơi thở cuối cùng của ông cũng trở thành những cơn gió… Nói chung là không bỏ phí cái gì.

Xem thêm:  Sự tích chị Hằng Nga

Loài người được tạo ra như thế nào?

Sau thời của Bàn Cổ, thế gian xuất hiện 3 vị thần mà người ta gọi là Tam Hoàng, gồm có: Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông.

Phục Hy: Ông được coi là thủy tổ của loài người.  Mình người, thân rắn, trí tuệ tinh thông. Phục Hy là vị thần sáng tạo ra chữ viết, nghề đánh cá, săn bắt… và là người vẽ ra hệ thống bát quái, tạo ra Kinh Dịch ( Kinh Dịch là cuốn sách kinh điển của Trung Hoa cổ đại, ban đầu viết về hệ thống bói toán, về sau phát triển dần thành cuốn sách về hệ thống triết học, tư tưởng của người Á Đông cổ đại ).


Nữ Oa: Bà là em gái của Phục Hy, cũng mình người, thân rắn. Tương truyền Phục Hy và Nữ Oa sinh ra khi ngọn núi Côn Lôn thành hình. Tuy là anh em, nhưng cả hai đều có nguyện vọng nên vợ nên chồng. Họ đã dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau.

Thần Nông: Thường được gọi là Viêm Đế. Ông là vị duy nhất trong Tam hoàng có hình thù con người toàn vẹn, không nửa người nửa rắn như hai vị kia, nhưng trên trán lại có sừng. Ông là người đã dạy dân nghề làm ruộng, trồng ngũ cốc,  chế ra cày bừa, phát triển nghề làm thuốc trị bệnh…

than thoai trung hoa 1 - Thần thoại Trung Hoa

Lại nói về truyền thuyết Nữ Oa tạo ra con người.

Xem thêm:  Top 1 stt anh em chị em mang nhiều tình cảm thiêng liêng, cao quý

Truyện kể, sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, thế giới trần gian đã có sông nước, cây cỏ và muôn thú, mưa nắng thuận hòa. Nữ Oa tuy thấy nơi đây có chất của sự sống, như dường như sự sống còn chưa hoạt bát, bà cảm thấy cần phải tạo ra một loài động vật mới.

Nữ Oa xem qua các loài động vật khác, bà nhận thấy chúng đều thiếu một thứ, đó chính là sự thông minh, tư duy, sáng tạo. Vì vậy, bà quyết định tạo ra một loài động vật có bộ óc cực kỳ thông minh, và động vật đó sẽ trở thành loài độc tôn trong các loại động vật.

Nữ Oa suy nghĩ không biết phải tạo loại động vật đó có thân hình thế nào. Suy nghĩ mãi, bà biến thân mình trở thành người có tứ chi, rồi bay lên mây du ngoạn khắp nơi. Bỗng đến dòng sông Hoàng Hà rộng lớn, bà nhìn xuống mặt nước, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của Nữ Oa. Bà nhìn thấy hình của mình dưới nước, bất giác nghĩ ra cách để tạo ra loài động vật mới, mô phỏng theo thân hình của bà. Nữ Oa lấy bùn dưới sông tạo ra con người. Chúng đứng thẳng bằng hai chân, có tay phối hợp với chân, thân thể trần trụi, bà còn chú ý tạo cho chúng một bộ óc thông minh hơn tất cả các loài nào khác. Rồi bà thổi hơi tiên vào, những động vật đất sét đó bỗng hóa thành động vật thật. Bà vui mừng, đặt cho chúng tên gọi là con người.

Nhưng bà không thể cứ mãi mãi nặn hình con người như thế này, cần phải ban cho họ khả năng sinh sản để họ tự phát triển giống nòi. Thế là bà tạo những tượng đất sét cho thân thể khỏe, thổi dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó trở thành đàn ông. Bà thổi âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà.

Xem thêm:  Sa – Norbou

Nữ Oa còn ban cho hai giới tính đó bộ phận sinh dục để sinh sản. Bà còn nghĩ cách để con người phân bố nhiều rải khắp nơi trên thế giới, liền dây ngoáy bùn dưới sông, cho bắn tung tóe lên khắp nơi trên mặt đất, tạo thành những lớp người phân bố khắp nơi.

Truyền thuyết Nữ Oa vá trời

Sau khi tạo ra con người và dạy họ cách sinh đẻ, tồn tại, Nữ Oa vẫn chưa được ngơi nghỉ vì một đại họa bất chợt giáng xuống trần gian.

than thoai trung hoa 2 - Thần thoại Trung Hoa

Nguyên do là có vị thủy thần tên Cộng Công mang quân làm phản thiên đình, bị hỏa thần Chúc Dung đánh bại. ( Cộng Công và Chúc Dung được cho là hậu duệ của Thần Nông ). Cộng Công thua trận, chán nản, đâm đầu vào cột đá chống trời tự tử. Cột bị gãy, khiến thiên địa hỗn loạn, bầu trời thủng một lỗ đen. Nữ Oa phải dùng 365000 viên đá ngũ sắc để vá lại bầu trời.Chẳng bao lâu, bầu trời đã trở lại bình thường. Nhân dân không còn bị khổ sở nữa.

Sau đó, để giúp dân chúng được vui, quên đi nỗi khiếp sợ đối với tai họa vừa rồi, Nữ Oa dùng tre trúc làm một loại nhạc cụ gọi là sáo, để thổi nhạc, bà còn chế tạo cho dân nhiều loại nhạc cụ khác.



Ghi Nguồn bài viết: Thần thoại Trung Hoa – Tại – Hoami.edu.vn

Chuyên Mục Truyện Cố Trung Quốc

Xem Thêm:   Nữ Thần Artémis

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *