Câu 1:
Ngay trong câu mở đầu bài thơ, Chu Mạnh Trinh lựa chọn câu thơ thể hiện được tư tưởng Phật giáo ” Bầu trời cảnh Bụt”. Câu thơ đã thể hiện được một tầm nhìn bao quát khi nhà thơ được ngắm nhìn cảnh sắc ở Hương Sơn, mảnh đất Phật thiêng liêng. Khung cảnh thực Hương Sơn được nhà thơ Chu Mạnh Trinh liên tưởng đến khung cảnh tiên giới. Câu thơ không chỉ gợi ra được khung cảnh tuyệt sắc, thiêng liêng mà còn thể hiện được sự thanh tịnh của chốn linh thiêng của đất nước.
_ Giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai, vừa như lời ru, vừa như mời mời mọc đầy tha thiết của nhà thơ. Đắm mình trong sự tĩnh lặng của không gian nhưng nhà thơ vẫn vô cùng tỉnh táo để thể hiện những cảm xúc, tình cảm.
Câu 2:
” Vẳng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”
Câu thơ đã thể cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa. Những người khách thập phương đến từ khắp nơi từ cuộc đời đầy biến động ngoài kia nhưng khi về Hương Sơn cũng như hòa nhập làm một với khung cảnh tuyệt sắc, thiêng liêng nơi đây. Hình ảnh của con người đi vào trong bài thơ thẳng thốt với tiếng chày kình. Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, không chỉ có con người mà ngay cả cá, chim dường như cũng thoát tục
Câu 3: Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả.
Qua cách miêu tả vừa chân thực vừa độc đáo của nhà thơ đã khiến cho khung cảnh Hương Sơn trở nên có hồn, phảng phất không khí thần tiên, thoắt li hẳn với cuộc đời đầy bụi bặm:
“Nhác trông lên ai khéo họa hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”
Những câu thơ trong sáng mà tinh tế, được cảm nhận bằng tâm hồn đầy nhạy cảm lại được thanh lọc bằng cảnh sắc tiên bụt nơi Hương Sơn. Chính sự gắn bó với cuộc sống cũng như tình yêu cái đẹp đã giúp nhà thơ thể hiện chân thực, tinh tế cảnh sắc Hương Sơn.
Ghi Nguồn bài viết: Soạn văn Bài 32: Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Tại – Hoami.edu.vn
Chuyên Mục Văn Mẫu Lớp 11
Trả lời