Câu 1:
Thông qua bài thơ Chạy giặc, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện chân thực khung cảnh của đất nước và những trạng thái cụ thể của nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược:
+ Khung cảnh chợ tan tác vì tiếng súng giặc
+ Tiếng súng ở đây còn là sự báo hiệu cho một cuộc xâm lược với âm mưu thôn tính của thực dân đối với một nước thuộc địa
+ Hình ảnh “Một bàn cờ thế lúc sa tay” đã thể hiện được chân thực mà đầy ấn tượng tình cảnh của đất nước như thế trận của một bàn cờ vây, chỉ cần một nước đi sai lầm có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
+ Trước sự xuất hiện của thực dân, nhân dân ta hoang mang, sợ hãi, thể hiện trực tiếp thông qua hình ảnh lũ trẻ lơ xơ chạy, bầy chim dáo dác bay.
+ Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều đình không những không đưa ra những kế hoạch đánh giặc mà bị động, nhu nhược dẫn đến hậu quả mất nước.
_ Những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Đình CHiểu:
+ Ngôn ngữ hiện thực trong trẻo, phản ánh được tình cảnh bi thương của nhân dân trước sự tấn công, hủy diệt của thực dân Pháp.
+ Sử dụng có hiệu quả biện pháp đảo ngữ, đưa lơ xơ, dáo dác lên đầu để làm nổi bật khung cảnh xơ xác của lũ trẻ và bầy chim.
Câu 2: Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?
Trả lời:
Tuy không trực tiếp bộc lộ những tình cảm, cảm xúc trước tình cảnh của đất nước nhưng thông qua những từ ngữ, những hình ảnh trong bài thơ ta lại thấy được sự xót xa khôn nguôi, tiếng kêu đầy đau đớn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trước cảnh đất nước bị phá gia vong, cuộc sống của nhân dân chịu bao cảnh tang thương trong khi triều đình phong kiến mãi bị động, bỏ mặc nhân dân.
Câu 3: Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết:
Trả lời:
Có lẽ thái độ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện rõ nét nhất qua hai câu thơ cuối của bài thơ:
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc họa này”
Nhà thơ đã tự đặt ra câu hỏi về những con người có thể giúp dân giúp nước, những trang hào kiệt. Ở câu thơ trên, tác giả gọi “trang dẹp loạn” thể hiện thái độ coi trọng đối với những con người này nhưng ở câu sau “nỡ để dân đen mắc nạn này” lại thể hiện thái độ trách móc, bởi chính sự thờ ơ, vô trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn, liệu chăng chứng kiến cảnh này họ sẽ có thái độ gì? Câu hỏi nhà thơ đặt ra như giáng một đòn mạnh mẽ vào thái độ nhu nhược, đớn hèn của triều đình nhà Nguyễn.
Ghi Nguồn bài viết: Soạn văn Bài 31: Chạy giặc – Tại – Hoami.edu.vn
Chuyên Mục Văn Mẫu Lớp 11
Trả lời