Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là một trong những bài học khá khó trong chương trình học văn lớp 11. Chính vì thế không được bỏ qua bài soạn văn để có thể nắm vững được kiến thức cơ bản, có được một định hướng chung nhất về tác phẩm. Soạn bài trước giúp cho học sinh hiểu bài hơn, nhớ kiến thức lâu hơn. Dưới đây là bài soạn đầy đủ, chính xác nhất trong khuôn khổ nội dung bài học Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc mà giải văn cung cấp. Các em cùng theo dõi nhé!
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Bài làm
1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
– Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888) được biết đến tên tự là mạch trạch, hiệu trọng phủ, hối trai. Ông sinh ra huyện Bình Dương tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Với Nguyễn Đình Chiểu thì ông xuất thân trong một gia đình nhà nho, Đồ Chiểu là một người có tấm lòng yêu nước thương dân cả cuộc đời của ông đều luôn luôn cố gắng đóng góp cho đất nước.
– Vào khoảng thời gian những năm 50 Nguyễn Đình Chiểu bị mù và về quê dạy học cho các trò nhỏ ở thôn quê.
– Thực sự người đọc cũng nhận thấy được cuộc đời của nhà thơ là tấm gương sáng, là một tấm gương vô cùng cao đẹp cho nhân cách và nghị lực của con người tuy bị mù thế nhưng Nguyễn Đình Chiểu lại có được những đóng góp của không nhỏ của ông, ông còn được mệnh danh là thư sĩ giết giặc bằng ngòi bút. Văn chương của ông mang đậm chất hiện thực và phê phán sâu sắc.
2. Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc
– Văn tế: Thể loại văn thông thường được xuất hiện với phong tục tang lễ của nhân dân ta. Bài văn tế luôn luôn thể hiện được lòng tiếc thương vô hạn với người đã mất và một bài văn tế hoàn chỉnh bao giờ cũng có nội dung đó chính là kể lại cuộc đời, kể về công đức phẩm hạnh của người đã khuất. Bài văn tế còn mang được cảm xúc cá nhân của người viết, thể hiện được tấm lòng xót thương, thương cảm sâu sắc.
1, Bố cục của bài văn tế gồm: 4 phần rõ rệt
+ Phần 1: Từ đầu đến” vang như mỏ”: Đây cũng chính là cơ sở bàn bạc về lẽ sống và cái chết ở đời.
+ Phần 2: Tiếp theo cho đến ‘tàu đồng súng nổ”: Phần 2 này cũng đã nói về công lao của những người anh hùng áo vải, người nông dân anh hùng đã hi sinh vì đất nước – họ là những người chiến sĩ cần giuộc.
+ Phần 3: tiếp theo cho đến “dật dờ trước ngõ”: Đoạn thơ này cũng đã thể hiện được một niềm xót thương đối với người đã khuất, đồng thời đó cũng chính tấm lòng xót thương sâu sắc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu đối với những người đã hy sinh vì đất nước.
+ Phần 4: Đoạn còn lại: Phần kết này cũng đã lại ca ngợi tinh thần bất diệt của những người chiến sĩ nông dân
Soạn bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc
2, Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài:
–Hoàn cảnh xuất thân: Hình ảnh những người chiến sĩ cần giuộc đều xuất thân từ những người nông dân thật tà, chất phát cần cù làm ruộng. Quanh năm họ cũng chie biết “việc cuốc việc cày việc bừa tay đã làm quen”. Vất vả là thế nhưng họ lại có cho mình một lý tưởng rất cao đẹo những người chiến sĩ này đã chăm chỉ và đồng thời cũng đã lại nêu cao lý tưởng cách mạng vì độc lập cho dân tộc.
–Người nông luôn túng thiếu là vậy họ lại càng chăm chỉ làm ăn và đồng thời họ cũng lại có những chiến công vang dội cho dân cho nước nhà.
– Người nông dân cũng lại có một tấm lòng rất đáng quý dam xả thân vì đất nước, khi có chiến tranh họ sẵn sàng cầm súng để chiến đấu và cũng sẵn sàng hi sinh bảo vệ đất nước. Người nông dân đoàn kết với nhau tạo được sức mạnh vô cùng lớn và không một kẻ thù nào có thể đánh bại được những ý chí kiên cường của những người chiến sĩ cần Giuộc năm nào.
– Chính những biểu hiện của lòng câm thù giặc của người nông dân cũng được thể hiện rõ ràng thông qua những câu Đồ Chiểu miêu tả “bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan, ngày xem ông khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ”. Điều này cũng thể hiện được một lòng căm thù giặc vô cùng sâu sắc và không một hành động nào của kẻ thù, hành động sai trái của kẻ thù mà người nông dân bỏ qua.
– Những công cụ chiến đấu cũng như trang bị cá nhân của những người chiến sĩ rất thô sơ và mộc mạc. Đó là hoàn cảnh khó khăn như chỉ có manh áo vải, ngọn tầm vông mà có thể chống lại vũ khí hiện đại của giặc. Điều này cũng đã hé mở được tinh thần yêu nước của dân ta trong thời kỳ đầy khó khăn, gian khổ lại càng được nêu cao.
3. Tiếng khóc bi thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
– Tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng vô cùng đau xót cho những người đã mất, đau xót cho những người dã hy sinh cho đất nước. Học chính là bao người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường và để lại ở nhà con thơ, mẹ già. Nguyễn Đình Chiểu cũng đã thể hiện được sự xót thương cho chính số phận của họ. Tất cả những công lao mà người nghĩa sĩ nông dân để lại cho thế hệ sau cũng rất to lớn và thế hệ sau cần phải noi theo.
4. Sức gợi cảm của bài văn chủ yếu qua các hình ảnh, chi tiết sau
– Không thể không kể đến hình tượng xây dựng nhân vật của tác giả, tác giả cũng đã rất thành công trong việc kết hợp được vô cùng nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực. Trong bài thì ngôn ngữ của bài văn tế luôn luôn giản dị gần gũi mang đậm được chất Nam Bộ, hơn thế nữa thì những hình ảnh người chiến sĩ thật sinh động thông qua những tấm áo rách hay đó là các công cụ chiến đấu thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu vẫn rất kiên cường để dành chiến thắng.
– Có thể nhận xét được bài văn tế cũng chính là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng lại vô cùng vĩ đại cho cả một dâ tộc. Thực sự thì hình ảnh về người chiến sĩ nông dân lần đầu tiên được đi vào văn học cũng sẽ được sáng mãi trong thơ văn Việt Nam.
Thông qua bài học ta nhận thấy được hình ảnh của những người chiến sĩ nông dân họ vô cùng quả cảm và anh hùng. Bài soạn đã hệ thống được những nội dung cơ bản nhất, hành văn mạch lạc nhất để giúp cho học sinh dễ hiểu và tiện theo dõi.
Chúc các em học thật tốt!
Minh Nguyệt
Ghi Nguồn bài viết: Soạn bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu – Tại – Hoami.edu.vn
Chuyên Mục Văn Mẫu Lớp 11