“Hai đứa trẻ” là một trong những sáng tác hay và độc đáo. Truyện ngắn còn thể hiện rất rõ nét phong cách nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam truyện mà không có cốt chuyện. Tác phẩm như một bài thơ thấm đẫm chất trữ tình cũng như nói lên được tình cảnh nghèo khó của những kiếp người nơi phố huyện. “Hai đứa trẻ” là một trong những bài học vô cùng quan trọng trong chương trình học lớp 11, cho nên việc soạn bài cẩn thận cũng là một cách học hiệu quả. Hãy cùng Giải văn chuẩn bị bài, soạn bài “Hai đứa trẻ” ngay dưới đây:
Soạn bài: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Bài làm
Bố cục của bài Hai Đứa Trẻ bao gồm 2 phần
– Phần 1 (từ đầu đến “…cho chúng”): Tác giả Thạch Lam miêu tả cảnh chiều tàn và tâm trạng của nhân vật Liên.
– Phần 2 (Còn lại): Cảnh đêm tối và tâm trạng đợi tàu của chị em Liên.
Câu 1: Hãy tìm thời gian và không gian cảnh chiều nơi phố huyện nghèo:
– Xét về mặt không gian trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” cũng chính là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo khi đứng trước Cách mạng tháng Tám. Thạch Lam đã sử dụng những hình ảnh, những chi tiết vô cùng tiêu biểu, thơ mộng và cứa chan tình cảm nữa. Tả buổi chiều tàn “một buổi chiều êm ả như ru”. Thạch Lam như cũng đã mở ra đây cũng chính là một không gian thực. Thế rồi trong truyện cũng như đã đề ra được một không gian như hồi tưởng lại của chị em Liên. Không gian đó miêu tả được cuộc sống của gia đình hai chị em Liên còn ở Hà Nội. Ta nhận thấy được không gian mở ra thật rộng đó cũng chính là nơi Hà Nội xa xăm, tấp nập, nơi có rất nhiều ánh sáng rực, huyên náo và hạnh phúc biết bao nhiêu.
– Xét về mặt thời gian thì đây cũng chính là một biểu chiều tàn, lúc đó có tiếng trống thu không. Ở đó cũng có cả những tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng;, Thạch Lam còn miêu tả được ở chợ mọi người lúc này đây cũng đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Không dừng lại ở đó thì ta nhận thấy được bóng tối của màn đêm như bao phủ hơn, bao phủ đến tịch mịch.
– Cảnh vật nơi phố huyện nghèo cũng vô cùng xơ xác, trên mặt đất cũng lại còn vương vãi toàn những thức rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn… còn lũ trẻ thì tranh nhau nhặt nhạnh, bòn mót xem có gì ăn được không. Một tình cảnh nghèo khó như hiện ra trước mắt.
Câu 2: Chỉ ra cuộc sống và hình ảnh của những người dân sống nơi phố huyện nghèo:
–Dễ nhận thấy được cuộc sống nơi phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt và nghèo khó. Cảnh chợ đã vãn và cũng chỉ còn có rác rưởi và hình ảnh của hai chị em Liên, An cùng với những ánh đèn thắp sáng nhỏ trong quán Liên thắp sáng nhỏ. Bóng tối như bao trùm hết phố huyện. Miêu tả ánh sáng chỉ là các vệt sáng, hột sáng,…
–Phố huyện nghèo khó và những con người cũng nghèo khó hơn, nhưng ánh đèn đang leo lắt trong cái quán nhỏ của Liên, khi mà mọi người thì đã ra về hết để lại một sự yên lặng đến tịch mịch.
–Khung cảnh phố huyện thật buồn, tĩnh lặng và có một sự cô đớn đến tuyệt vọng của những người trong phố huyện đó luôn mong ngóng sẽ có một điều gì đó mới lạ hơn cũng sẽ diễn ra nơi đây.
–Hình ảnh con người nơi phố huyện xuất hiện chỉ là điểm tô thêm cho cuộc sống ở nơi đây vô cùng nghèo và tù túng nữa. Và nơi phố huyện này thì chỉ còn lại những người bươn trải với cuộc sống khó khăn.
– Không chỉ dừng lại ở đó thì chính hình ảnh những đứa trẻ em nhà nghèo ở ven chợ như cũng cứ cúi lom khom đi tìm tòi nhặt nhạnh. Không chỉ vậy lại còn những hình ảnh của những người dân nghèo khó cứ ngày ngày cắm mặt với đất bán lưng cho trời với bao nhiêu khó khăn.
– Có thể nhận thấy được cuộc sống của họ nghèo khổ của những người nông dân dường như cũng luôn luôn bươn trải kiếm từng đồng để có thể lo cho cuộc sóng của chính mình.
– Chính hình ảnh bà cụ Thi điên. Hay là vợ chồng bác Xẩm cũng đã được hiện lên vô cùng rõ nét trong bài.
>>> Tác giả Thạch Lam cũng vô cùng tài tình khi ông cũng đã vẽ ra một bức tranh có cuộc sống và có thể nhận thấy được chính hình ảnh con người hiện lên thật sinh động biết bao. Có thể nhận thấy được đây cũng chính là những con người đang phải bươn trải và lo cho cuộc sống của mình.
Soạn bài Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam
Câu 3: Em hãy phân tích tâm trạng của hai chị em Liên và An trước khung cảnh và bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo được Thạch Lam miêu tả như nào?
– Khi nhân vật Liên ngồi trước cửa hàng thì cô cũng đã có những cảm nhận về một buổi chiều quê bằng chính những cảm giác vừa riêng, vừa buồn mà cũng có được một sự gắn bó nữa. Liên là một cô gái có được những cảm nhận rất riêng, vừa buồn man mác đã thế lại vô cùng gắn bó nơi phố huyện nghèo. Không phải ai trong phố huyện cũng nhận ra được cái mùi như ẩm mốc, mùi riêng của đất của quê hương. Tất cả dường như chỉ ra được một tâm trạng mong chờ và lo âu mong muốn được nhìn ngắm chuyến tàu.
– Khi mà nhân vật An và Liên dường như cũng cứ lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Hai đứa trẻ cũng xót xa và cũng cảm thấy được một sự cảm thông cho kiếp người nghèo khó, vô định. Khi sống trong phố huyện tù túng và quẩn quanh, hai chị em Liên và Anh khi đứng trước khung cảnh này cũng thấy buồn tẻ và cảm thấy vô vị lắm.
Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu và ý nghĩa của đoàn tàu trong truyện
– Có thể thấy được hình ảnh đoàn tàu trong truyện “Hai đứa trẻ” cũng chính là một hình ảnh đặc sắc, hình ảnh đoàn tàu cũng đã lại thể hiện một chút niềm tin, hy vọng thật tươi sáng cho cuộc sống của biết bao nhiêu người dân nơi phố huyện nơi đây. Hình ảnh đoàn tàu được miêu tả với những hình ảnh chân thật nhất, đó là khi tàu đi qua cảnh phố huyện như tươi sáng hơn và phố huyện như cũng nhộn nhịp hơn hẳn. Còn đối với chị em Liên thì trong đêm nào cũng vậy, chị em Liên cũng cố thức để đợi tàu qua. Bởi chuyến tàu như cũng mang đến những ký ức dù là mơ hồ về Hà Nội huyên náo. Như cũng gợi về một chuyến tàu êm đềm trong ký ức của ngày tháng êm đềm trước đâu. Với Liên và An thì hình ảnh chuyến tàu như một niềm an ủi để có thể thoát khỏi cuộc sống vốn tù túng như vậy.
– Cứ chuyến tàu qua thì cũng mang được một một cuộc sống khác với cuộc sống thực tại của phố huyện nghèo khó. Hình ảnh chuyến tàu như cũng giống như một ước mơ vậy, họ cứ kiếm tìm sự nhộn nhịp, huyên náo khác xa với nơi phố huyện quẩn quanh và tù túng này.
Câu 5: Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam
– Chúng ta phải đánh giá được đây cũng chính là một truyện ngắn miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật cùng với những diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Nhà văn Thạch Lam cũng có được cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm “Hai đứa trẻ”
–Trong bài sử dụng giọng văn thật nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan cùng với lời văn bình bị thế nhưng lại luôn luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ ở phố huyện này. Truyện như cũng góp phần tích cực vào việc tạo nên được một truyện ngắn giàu chất trữ tình, chất thơ.
Câu 6: Qua truyện ngắn tác giả Thạch Lam muốn để lại điều gìvới những cảnh đời nghèo khổ, một cuộc sống cơ cực của con người ở nơi phố huyện nghèo khó này?
Thông qua truyện ngắn tác giả Thạch Lam cũng đã muốn để lại niềm xót thương với những cảnh đời nghèo khổ. Đồng thời cũng thể hiện được một sự quanh quẩn một cuộc sống cơ cực ở nơi phố huyện nghèo.
Trên đây là bài soạn đầy đủ và chi tiết “Hai đứa trẻ”. Giải văn cũng đã hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ nhất cho các em học sinh dễ theo dõi. Hi vọng đây sẽ là một kênh thông tin bổ ích cho học sinh.
Chúc các em học tốt!
Minh Nguyệt
Các em có thể tham khảo một số bài soạn liên quan đến chương trình Ngữ văn 11 dưới đây:
Soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
Soạn bài bài ca ngất ngưởng
Từ khóa từ Google:
- hai đứa trẻ thạch lam
Ghi Nguồn bài viết: Soạn bài Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam – Tại – Hoami.edu.vn
Chuyên Mục Văn Mẫu Lớp 11