Trong giao tiếp hàng ngày,đôi khi chúng ta phát âm chưa chính xác hoặc sử dụng từ chưa đúng nghĩa và chưa thể hiện đúng sắc thái biểu cảm. Điều này dễ gây hiểu lầm,khó hiểu và hơn thế dễ tạo thành thói quen khó sửa khi viết các bài tập làm văn, gây ra nhiều lỗi chính tả. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. Sử dụng từ đúng nghĩa. Sử dụng từ đúng tính chất NP của từ. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách.Không nên lạm dụng từ địa phương, từ Hán việt. Đó là những lưu ý khi sử dụng từ mà ta sẽ được tìm hiểu và luyện tập qua bài “Chuẩn mực sử dụng từ”. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Chuẩn mực sử dụng từ”
SOẠN BÀI CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ LỚP 7
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
Các từ dùng sai vì không phân biệt âm d/v
II. Sử dụng từ đúng nghĩa.
Các từ dùng sai vì không nắm vững khái niệm của từ không phân biệt các từ đồng nghĩa và gần nghĩa.
Sửa:
- Sáng sủa -> Văn minh
- Cao cả -> sâu sắc.
- Biết -> Có
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
Các từ dùng sai:
- Hào quang (danh từ, không thể dùng như một tính từ)
- Ăn mặc (động từ, không dùng như danh từ)
- Thảm hại (tính từ, không thể sử dụng như danh từ
- Giả tạo phồn vinh (sai về trật tự kết hợp)
Sửa:
- Hào quang -> hào nhoáng
- Ăn mặc -> Cách ăn mặc
- Thảm hại -> chết rất thảm hại
- Giả tạo phồn vinh -> phồn vinh giả tạo
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
Các từ dùng sai:
- Từ lãnh đạo mang sắc thái sang trọng, tôn trọng
- Từ chú hổ: mang nghĩa thân thiện, đáng yêu
Sửa:
- lãnh đạo -> cầm đầu
- chú hổ -> Con hổ
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt
Khi giao tiếp với những người ở nơi khác hoặc ở những vùng miền khác chúng ta không nên dùng những từ ngữ địa phương vì như thế sẽ làm người giao tiếp với chúng ta khó hiểu.
Không nên lạm dụng từ Hán Việt vì nó sẽ làm mất sự giàu đẹp của tiếng việt chúng ta chỉ nên dùng từ hán việt trong trường hợp đặc biệt mà thôi.
Nguồn Internet
Ghi Nguồn bài viết: Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ lớp 7 – Tại – Hoami.edu.vn
Chuyên Mục Văn Mẫu Lớp 7