Soạn bài Câu cá mùa thu lớp 11 đầy đủ hay nhất

Posted by

Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời. Mùa thu mang theo sự trong lành, nhẹ dịu và sự thanh thản trong tâm hồn đã choáng ngợp tâm hồn của biết bao thi nhân muôn thưở. Từng nghe tiếng reo vui của Xuân Diệu trong Đây mùa thu tới, hay nỗi buồn thương của Đỗ Phủ trong Thu hứng, khoảnh khắ giao mùa đầy tinh tế và mơ màng đã được khắc họa trong Sang Thu của Hữu Thỉnh, ngược dòng trở về quá khứ, là chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Đặc biệt vớiCâu cá mùa thu, được coi là bức tranh tiêu biểu cho mùa thu ở quê hương đồng bằng Bắc Bộ. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Câu cá màu thu để các bạn tham khảo cho việc học bài tốt hơn nhé.


SOẠN BÀI CÂU CÁ MÙA THU LỚP 11

I, Tìm hiểu chung bài Thu điếu

1.Tác giả

Nguyễn Khuyến là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại thời kì đầu thế kỉ XX.

2.Tác phẩm

Cảm nhận được vẻ đẹp thanh tĩnh của cảnh sắc thiên nhiên mùa thu, tâm hồn thanh cao và niềm ưu tư của nhân vật trữ tình.

II, Đọc hiểu bài Thu điếu

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Điểm nhìn từ trên thuyền câu → nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời → nhìn tới ngõ vắng → trở về với ao thu.

>> Xem thêm:  MS025 – Bình luận về hiện tượng Xuân tóc đỏ trong xã hội ngày nay

→ Cảnh thu được đón nhận từ gần → cao xa → gần.

Điểm nhìn ấy giúp cho cảnh vật được nhìn ở nhiều góc độ, thêm sinh đọng, và giúp thi nhân bộc lộ được tối đã cảm xúc của mình.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Nét riêng của cảnh sắc mùa thu: mang vẻ tĩnh, thanh sơ, êm dịu.

  • Cảnh thu được miêu tả qua màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt; qua đường nét: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. 
  • Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc với người dân quê đồng bằng Bắc Bộ: ao thu, thuyền câu, ngõ trúc, lá vàng,…
  • Cảnh màu thu ở đây mang vẻ đpẹ nhỏ xinh, gần gũi, bình dị không phải là những ước lệ trong thơ cổ điển.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)


Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn: Vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng.

→ Các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái tĩnh lặng.

Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo → Thủ pháp lấy động nói tĩnh.

=> Không gian đem đến cho người đọc một cảm giác buồn man mác, thấm thía bởi cái tĩnh lặng, vắng vẻ đến cô quạnh. Thực ra ẩn sâu trong bức tranh thiên nhiên là nỗi buồn u uẩn của nhà thơ Nguyễn Khuyến-nỗi lòng của người yêu nước, nặng nợ với đời, lánh đục về trong, thân nhà nhưng tâm không gian.

>> Xem thêm:  Phân tích khổ 1 bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Vần “eo” khá khó phát âm nhưng được Nguyễn Khuyến sử dụng rất tài tình. Vần “eo” hợp với tất cả các câu bắt buộc (câu 1,2,4 và câu 8). Nó góp phần gợi cảm giác về sự eo hẹp, nhỏ lại của cảnh vật.

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Tư thế tựa gối buông cần lâu chẳng được ẩn chứa nỗi lo âu triền miên, u uẩn của nhà thơ.

=> Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.

III. Luyện tập bài Thu điếu

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu:

  • Sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi cả về cảm xúc và hình ảnh, tạo nên một bức tranh làng quê tuyệt đẹp.
  • Ngôn ngữ lấy động tả tĩnh.
  • Khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ.
  • Sử dụng nhiều từ láy gợi hình: tẻo teo.

Nguồn Internet


Ghi Nguồn bài viết: Soạn bài Câu cá mùa thu lớp 11 đầy đủ hay nhất – Tại – Hoami.edu.vn

Chuyên Mục Văn Mẫu Lớp 11

Xem Thêm:   Soạn bài Bác ơi đầy đủ hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *