Đề bài: Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
Bài làm
Trong văn học hiện thực phê phán có rất nhiều nhà văn nổi danh, có lẽ chính vì thế mà đây cũng chính là một thách thức lớn đối với nhà văn Nam Cao – một cây bút ra đời sau. Trước đó văn học hiện thực đã có những tượng đài văn học sừng sững về những người nông dân nghèo khổ, họ bị áp bức đến cùng cực như chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, anh Pha của Nguyễn Công Hoan,.. thế nhưng đến Nam Cao với tác phẩm “Chí Phèo” thì người ta mới nhận thấy được đây mới là thân phận đau khổ đến tận cùng nhất của người nông dân trong xã hội cũ.
Nhận xét “Chí Phèo” là một bản án cáo trạng đanh thép nhất đối với một xã hội phong kiến có biết bao nhiêu bất công cũng đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa trước cách mạng. Không chỉ vậy thì Chí Phèo cũng chính là một câu chuyện chứa đựng biết bao nhiêu ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Dễ dàng nhận thấy được tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao thực sự cũng đã khắc họa tấn bi kịch của người nông dân trước Cách mạng thật sâu sắc. Nếu như các tác phẩm viết về người nông dân trong xã hội cũ các nhà văn trươc thì sẽ viết về các nạn sưu thuế, người nông dân bị áp bức bóc lột bởi cường quyền thế nhưng Nam Cao lại đưa người đọc thêm một cách nhìn khác về người nông dân họ bị bần cùng hóa về nhân tình cũng như nhân tính. Điều này cũng đã được thể hiện rất rõ trong tác phẩm Chí Phèo.
Tác phẩm “Chí Phèo” đã được nhà văn Nam Cao nói được tất cả những thống khổ ghê gớm của Chí Phèo chính là bị cướp đi hình hài của một con người. Hình ảnh của Chí Phèo như cũng đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người và phải sống kiếp sống đớn đau như thú vật và bị mọi người xa lanh. Nhân vật Chí Phèo cũng chính từ một anh canh điền lương thiện khỏe mạnh, hiền lành như thế mà chỉ vì hầu hạ bà Ba – vợ Bá Kiến mà bị Bá Kiến ghen đẩy vào nhà tù. Những tháng ngày ở tù cũng đã khiến cho Chí thay đổi, đầu tiên chính là sự thay đỏi về nhân hình trông chảng khác gì một con quỷ dữ “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm”, thế rồi cả cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng và có cả một ông tướng cầm chùy trông thật đáng sợ. Bằng tài năng với một ngòi bút hiện thực, nhà văn Nam Cao dường như cũng đã chỉ ra rằng khi tồn tại thì chính những người nông dân luôn luôn hiền lành và cũng khốn khố lại trở thành lưu manh. Người nông dân lúc này đây không chỉ bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính.
Phân tích tác phẩm Chí Phèo
Khi Chí Phèo ở tù về, lúc này đây Chí Phèo lại biến thành một con quỷ dữ, chuyên rạch mặt ăn vạ, la làng ầm ĩ lên. Chí Phèo cũng đã trở thành tay sai đòi nợ cho Bá Kiến và cuộc sống của Chí Phèo như cứ triền miên trong những cơn say bất tận. Và Chí Phèo lúc này đây cũng lại biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Mọi người trong làng Vũ Đại như điều tránh xa Chí Phèo, không ai còn muốn giao tiếp với hắn nữa. Tiếng chửi giờ đây lại trở thành một phương tiện giao tiếp với xã hội, thế nhưng chẳng ai thèm tiếp lời với Chí cả, cả làng Vũ Đại như chẳng có ai chấp nhận Chí Phèo cả, thế rồi cũng ngay cả Thị Nở – người phụ nữ được xem là người phụ nữa xấu đến mà ma chê quỷ hờn và cũng không cần hắn. Và đến lúc đấy khi hắn mới tỉnh ngộ nhận ra bi kịch như cũng thật thê lương của mình. Chí Phèo như cũng lại rơi vào tình trạng bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Chí Phèo như cũng đã phải kêu lên một lời hỏi: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa, biết không?”. Thực sự đó cũng chính là những câu hỏi đầy cay đắng và không có lời giải đáp lại. Chính tính lương thiện của con người là ở trong chính mỗi người chúng ta vậy, thế như với Chí Phèo anh lại phải đi đòi lương thiện của mình.
Thông qua được những tấn bi kịch của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao lúc này cũng đã cho người đọc thấy một hiện thực xót xa đến tê tái chính về cuộc sống và số phận của người nông dân trước Cách mạng. Và đó cũng chính là nguyên ngân sâu sắc để dẫn đến tình cảnh của người nông dân đến mức đường cùng. Nam Cao cũng đã khéo léo xây dựng hình tượng giai cấp phong kiến như thống trị lại mẫu thuẫn với một bên đó chính là thân phận của những người nông dân lương thiện nghèo đói. Có thể nói được rằng cũng chính hình tượng điển hình cho giai cấp phong kiến thống trị ở nông thôn không ai khác cũng chính là nhân vật Bá Kiến. Nhân vật Bá Kiến dường như cũng lại dần dần hiện rõ trong tác phẩm những nét tính cách được thể hiện hết sức sinh động và mang đến cho độc giả nhiều ấn tượng. Sự khôn ngoan đến rảo hoạt: “mềm nắn, rắn buông” cũng đã cho thấy tâm địa thâm độc tới ghê sợ của Bá Kiến. Bá Kiến luôn luôn lợi dụng cái ác để trục lợi cho mình và dùng cái ác để làm nên cái ác lớn hơn nữa và đẩy người nông dân vào mức đường cùng.
Tác phẩm “Chí Phèo” cũng chính là một bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội phong kiến bất công và tàn nhẫn. Tác phẩm cũng đã đẩy con người ta và con đường tha hóa cùng cực nhất không lối thoát. Thế rồi tác phẩm cũng chính lại là một minh chứng về tình yêu thương cũng như về một sự thức tỉnh lương tri của con người. Đoạn văn khi miêu tả Chí Phèo cũng đã gặp Thị Nở và như một luồng gió mới mát lành biến Chí Phèo như nhận thấy được biết bao nhiêu mới mẻ và Chí muốn làm hòa với mọi người. Cái buổi sáng hôm sau khi mà Chí Phèo tình dậy, sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở thì Chí đã cảm nhận được nhịp điệu của cuộc sống. Chí nhận được sự chăm sóc ân cần của Thị Nở và được ăn bát cháo hành – mà trước đây những miếng ăn của Chí Phải cướp, ăn vạ mới có được. Tình yêu của Thị Nở cũng đã khiến cho Chí Phèo mong muốn được trở về làm người chân chính. Và lời tỏ tình mộc mạc của Chí với Thị Nở “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. Tình yêu của Thị Nở cũng đã thức tỉnh lương tri của Chí Phèo. Nhưng thật đáng buồn khi xã hội lại không chấp nhận Chí Phèo mặc dù anh rất muốn làm hòa với mọi người. Định kiến xã hội khiến Chí Phèo không thể trở về làm người lương thiện được nữa. Và cũng chính bản thân Chí Phèo cũng không thể nào xóa hết được tội lỗi của mình cho nên Chỉ còn cách kết thúc cuộc đời mình. Chí nhận ra được đâu là nguyên nhân chính gây lên sự bất hạnh cho Chí và đã xách dao đến nhà Bá Kiến giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Thực sự cái chết của Chí Phèo cũng chính là một bi kịch đau đớn trước ngưỡng cửa trở về làm người. Đồng thời cũng chính là tiếng kêu cứu về quyền làm người.
Tóm lại với tác phẩm “Chí Phèo” thì ông hoàng truyện ngắn – Nam Cao cũng đã khéo léo phơi bày bộ mặt xã hội đen tối cũng như những bất công của xã hội. Hơn hết đó cũng chính lại còn là một sự đồng cảm với những bi kịch khổ đau của người nông dân thấp cổ, bé họng trước Cách mạng. Và đồng thời cũng nói lên vẻ đẹp tâm hồn của họ, dù trong tận cùng đau khổ, tận cùng tha hóa thì họ cũng luôn luôn khao khát để sống tốt đẹp hơn.
Minh Nguyệt
Ghi Nguồn bài viết: Phân tích tác phẩm Chí Phèo của tác giả Nam Cao – Tại – Hoami.edu.vn
Chuyên Mục Văn Mẫu Lớp 11