Đề bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
Bài làm
Dễ dàng có thể nhận thấy được trong những mảng sáng tác về nông dân của Nam Cao, người đọc chúng ta luôn thường gặp những nhân vật xấu xí, thô lỗ cục cằn và những chuyện nhục nhã của họ. Thông qua đó thì nhà văn cũng đã bộc lộ được tinh thần nhân văn, nhân đạo của mình. Nhân vật chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao cũng chính là một nhân vật mang được tính “vấn đề” giúp cho nhà văn có thể phản ánh được xã hội đương thời đồng thời cũng nhìn nhận thấy được thật sâu sắc về tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ.
Chí Phèo được xây dựng lên ngay từ đầu là một nhân vật mà lại có một tuổi thơ thật bất hạnh biết bao nhiêu. Lúc khi được sinh ra thì Chí Phèo đã là một đứa con hoang, bị mẹ bỏ rơi trong cái lò gạch cũ và cũng không biết cha mẹ mình là ai. Chí Phèo lớn lên nhờ sự đùm bọc, nhờ sự cưu mang của dân làng. Thế rồi khi mà Chí lớn lên Chí đi ở hết nhà này đến nhà nọ để được mưu sinh. Và cứ ngày qua ngày thì Chí Phèo dường như cứ lớ lên trong nghèo khó nhưng tính cách của anh cũng lương thiện và hiền lành lắm. Chí Phèo như có được ước mơ riêng của mình và thật đẹp nữa, đó cũng chính là kim chỉ nam để cho anh cố gắng. Có thể thấy được ước mơ của Chí Phèo thật giản đơn đó chính là mong muốn có được một gia đình nho nhỏ hạnh phúc “chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải”.
Chí Phèo cho đến năm hai mươi tuổi, Chí trở thành một chàng trai có được một vẻ đẹp toàn vẹn từ ngoại hình và lại mạnh khỏe và tâm tính cũng thật hiền lành. Vì khỏe mạnh, làm được nhiều việc anh đến xin làm cho nhà Bá Kiến thì cũng chỉ vì ghen tuông vớ vẩn giữa Chí và bà Ba mà Bá Kiến cũng đã nhẫn tâm đẩy Chí vào nhà tù thực dân sau 7, 8 năm đi tù biệt tích thì Chí trở về làng. Cái nhà tù thực dân đó đã khiến cho Chí như bị thay đổi hoàn toàn, từ anh Chí biến thành Chí Phèo. Khắc họa và miêu tả được hình của Chí Phèo thật đáng sợ để lại cho tâm trí người đọc những ám ảnh nhất định. Đó chính là cái đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, đã vậy thì cũng chính cái mặt thì đen và rất cơng cơng. Nhìn hai mắt gờm gờm trông gớm chết, thực sự chỉ qua bấy nhiêu thôi người đọc cũng cảm nhận được thân hình đó như cũng sẽ chứa đựng một tính cách như cũng hoàn toàn thay đổi và không còn là một anh nông dân Chí lương thiện như ngày nào nữa. Chí đã đổi khác và trở thành một người chuyên đi đập đầu, rạch mặt ăn vạ. Chí Phèo lấy rượu để bầu bạn với mình và rồi hắn cứ như say mãi trong những cơn say triền miên. Hắn cũng đến nhà Bá Kiến nhưng đều bị Bá Kiến dỗ ngọt bằng rượu và đảy Chí như rơi vào tình trạng mất phương hướng và không biết được ai là kẻ thù của mình. Chí Phèo đã trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến.
Phân tích nhân vật Chí Phèo
Khi ở tù về và trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến thì cuộc đời hắn trượt dài trong những bi kịch. Ở Chí Phèo lúc này đây thì hắn không làm gì ngoài việc rạch mặt, ăn vạ để đòi tiền, để có thể đâm chém những ai không cùng phe cánh với cụ Bá. Chính cuộc đời hắn chìm trong cơn say triền miên không ngớt không bao giờ tỉnh. Cả làng Vũ Đại ai ai cũng xa lánh hắn và để đến nỗi hắn thấy cô đơn và lạc lõng. Hắn cất tiếng chửi với cái dáng ngật ngưỡng, với hắn tiếng chửi là để giao tiếp với xã hội, nhưng chẳng một ai thèm đáp lời với Chí. Chí trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến đạp đổ vỡ không biết bao hạnh phúc của nhiều gia đình.
Tưởng chừng như tâm hồn tưởng chừng như chai đá ấy của Chí Phèo dường như cũng cứ vẫn còn le lói một ánh sáng của lương tâm, ánh sáng của lương thiện chỉ cần có cơ hội nhỏ thôi thì chắc chắn rằng nó cũng sẽ bừng sáng. Nhà vă Nam Cao đã cho Chí một cơ hội để cho Chí có thể nhận thấy được ánh sáng đó chính là dịp gặp gỡ với Thị Nở. Sau cuộc gặp gỡ ấy, khi Chí Phèo nhận được một sự chăm sóc ân cần của Thị cùng bát cháo hành nóng hổi như cũng cứ nghi ngút khói đã làm sống dậy bản chất lương thiện của Chí. Chí nhận được một sự chăm sóc, một sự giúp đỡ ân cần của Thị Nở chăm sóc, Chí Phèo lúc đó cũng rất ngạc nhiên vì xưa nay nào hắn có thấy ai tự cho ai cái gì đâu cơ chứ. Nếu muốn có được miếng ăn thì hắn phải dọa nạt hay cướp giật mới có. Chí nhận thấy được lần đầu tiên khi tỉnh giấc, hắn bâng khuâng nghe tiếng chim hót nghe được những tiếng cười nói của những người đi chợ và hơn hết Chí nhớ ra có một thời mà Chí cũng ao ước có được một gia đình nhỏ và một cuộc sống hạnh phúc nữa. Và Chí Phèo như cũng muốn làm hòa với mọi người hơn. Trong Chí nghĩ Thị Nở cũng sẽ là một cầu nối giúp Chí hòa nhập với mọi người. Thế nhưng rồi, khát khao sống một cuộc sống lương thiện của hắn vừa mới được nhen nhóm lên không bao lâu lại đã bị dập tắt. Nguyễn do chính là lời của bà cô Thị Nở “đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao mà lại phải lấy một thằng không cha, không mẹ chỉ biết rạch mặt ăn vạ”. Chí như bị định khiến xã hội ngăn cả. Chí như chới với trước ngưỡng cửa trở về làm người và Chí nhận ra được đâu chính là nguyên do mà khiến cho Chí bị tha hóa, Chí đến nhà Bá Kiến và đâm chất Bá Kiến, đồng thời tự kết thúc đời mình với câu nói: “Tao muốn làm người lương thiện. Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”. Câu hỏi như bộc bạch được hết bi kịch quyền làm người của Chí, với cái chết thì Chí Phèo đã kết thúc tất cả bi kịch của cuộc đời mình.
Thông qua nhân vật Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người nông dân nghèo khổ trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nhà văn Nam Cao đã thể hiện tấm lòng yêu thương, đồng thời đó cũng chính là một trân trọng của mình đối với những người có số phận bất hạnh. Trong sâu thẳm trong tâm hồn mình thì nhà văn Nam Cao mong muốn họ có được những cuộc sống tốt đẹp hơn nữa.
Minh Nguyệt
Ghi Nguồn bài viết: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao – Tại – Hoami.edu.vn
Chuyên Mục Văn Mẫu Lớp 11