Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
Bài làm
Nam Cao là một trong những cây bút tài năng bậc nhất trong các sáng tác truyện ngắn, cả về để tài lẫn cách thể hiện. Nam Cao quả không hổ danh là “Ông hoàng truyện ngắn” và là một nhà văn hiện thực xuất sắc trên văn đàn văn học Việt Nam. Để có được những đỉnh cao này thì không thể không nói đến việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Có rất nhiều tác phẩm viết về hình ảnh những người nông dân lương thiện và nghèo khổ. Người ta biết đến hoàn cảnh của chị Dậu phải bán chó, bán con để có tiền đóng sưu cho chồng, người ta biết đến anh Pha của Nguyễn Công Hoan cũng bị nghèo khó, sưu thuế,… đẩy vào mức đường cùng không lối thoát. Tưởng chừng họ đã là những người nông dân nghèo khổ đủ đường và không thể khổ hơn được nữa. Thế nhưng chỉ với Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang viết của Nam Cao thì người ta thêm một lần nữa người ta mới nhận được ra rằng phải đến với nhân vật này thì mới có thể tái hiện đầy đủ nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ. Chí Phèo là người nông dân lương thiện mà đã bị xã hội thối nát đẩy vào con đường ta hóa. Chí Phèo phải bán cả nhân hình lẫn nhân tính của mình để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhân vật cũng đã để lại dấu ấn khó quên, cũng có biết bao nhiêu nỗi day dứt, ám ảnh không nguôi trong lòng người đọc đến tận ngày hôm nay.
Xây dựng lên hình tượng Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng chính anh cũng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại nhẫn tâm và đẩy vào bước đường cùng không lối thoát và khiến cho anh bị tha hóa. Chí Phèo cũng chính là một đứa con hoang bị bỏ rơi ngay từ lúc nhỏ và phải sống nhờ sự đùm bọc của những người lao động khốn khó. Tuy là vậy nhưng Chí Phèo vẫn luôn sống lương thiện lắm cho đến khi đi ở nhà Bá Kiến mà Bá Kiến ghen bóng gió Chí Phèo với bà Ba cho nên đã đẩy Chí trong cảnh tù tội. Nhà tù thực dân ác độc đã khiến cho Chí bị tha hóa từ nhân hình cho đến nhân tính. Hình ảnh của Chí Phèo như cũng thay đổi hẳn “Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá… Cái đầu thì trọc lốc. Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế”. Khi Chí Phèo trở về làng Vũ Đại thì anh ta không còn hiền lành như trước nữa mà dữ tợn hẳn lên. Cũng muốn đến nhà Bá Kiến để tính sổ thế nhưng chỉ vài lời ngon ngọt của Bá Kiến khiến cho Chí mềm lòng và trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến. Chí cũng đã đạp nát bao nhiêu mái nhà yên vui cũng như làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu gia đình, ai ai nhìn Chí cũng sợ. Cả dân làng Vũ Đại không ai thèm tiếp lời hắn. Chí Phèo như không được giao tiếp với ai trong làng cả.
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo
Nhà văn Nam Cao cũng thật tài tình khi ông cũng đã khắc đi sâu, khắc họa được chân thực bi kịch tinh thần của nông dân. Chí cứ sa lầy trong tội ác và trở thành con quỷ dữ, ai cũng xa lánh cho đến khi ông trời ban cho Chí mối tình với Thị Nở. Và đó cũng chính là món quà nhân ái mà ông trời đã ban cho Chí Phèo. Chính Thị Nở là người phụ nữ cũng đã đánh thức được khát vọng làm người trong Chí. Chí Phèo như sợ cô đơn và muốn làm hòa với mọi người. Chí nhận ra mình có một ước mơ xưa đó là chồng cày vợ dệt vải sống hạnh phúc dưới môht mái nhà có thể che năng, che mưa. Chính tình yêu của Thị Nở đã hồi sinh Chí Phèo và đồng thời cũng đã đánh thức lương tri và khát vọng làm người của Chí. Chí luôn hi vọng Thị Nở chính là người có thể mở đường cho Chí về làm người lương thiện. Nhưng không, chính câu nói của bà cô Thị Nở hay đó cũng chính là những định kiến xã hội như khiến cho Chí không thể nào có thể làm người lương thiện được nữa. Cánh cửa về cuộc đời làm người như vừa được hé mở ra thì cũng ngay lập tức đóng sập lại trước mawht Chí Phèo. Chí Phèo như đang chới với trong vực thẳm thế nhưng chẳng có một sự bấu víu để bước qua được.. Chí Phèo đã biết được nguyên do mình tha hóa và xách dao đến để giết Bá Kiến đồng thời tự sát khi biết không thể trở thành người lương thiện. Nhà văn Nam Cao thật tài tình khi ông cũng đã phát hiện được một vẻ đẹp lương thiện từ sâu trong lòng người dân lương thiện. Cho nên câu nói: Ai cho tao lương thiện? còn làm day dứt và cũng mang được những sự ám ảnh lương tâm người đọc.
Với hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi ông cũng đã vô cùng tinh tế khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn Nam Cao cũng không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu, khắc họa và làm nổi bật những nét tính cách nhân vật để từ đó cũng lại thể hiện bản chất bên trong của con người lao động. Không thể pủ nhận được Chí Phèo chính tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương hiện thực của nước ta.
Minh Nguyệt
Ghi Nguồn bài viết: Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao – Tại – Hoami.edu.vn
Chuyên Mục Văn Mẫu Lớp 11