MS267 – Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

MS267 – Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Dàn ý chi tiết


1. Mở bài:

Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Khải, Những tác phẩm tiêu biểu: Mùa Lạc, Chủ tịch huyện, Họ sống và chiến đấu, Một người Hà Nội,…

Nội dung chính của truyện ngắn như một tự truyện của nhân vật Khải khi nói về một người cô họ hàng xa là người Hà Nội gốc. Cách đánh giá về cô Hiền của nhân vật tôi thay đổi tích cực hơn rất nhiều sau mỗi chặng đường lịch sử của thời đại.

2. Thân bài:

Đánh giá ban đầu của Khải về cô Hiền “đích thị là tư sản” với những lối sống sinh hoạt cực kì giống tư sản:

  • ở nhà quá rộng.
  • ăn mặc quá sang trọng, kiểu cách: ông áo ba đờ xuy, đi giày da; bà mặc áo măng tô cổ lông; giày nhung đính hạt
  • ăn uống khác với số đông: bàn ăn trải khăn trắng, trang trí lọ hoa, bát úp lên đĩa, đũa bọc giấy bản và từng người ngồi theo chỗ đã quy định.

Một người vô sản đáng tin cậy cần sống:

  • Trong những ngôi nhà nhỏ chật hẹp, tối tăm. sống ở khu tập thể, gầm cầu thang,…
  • ăn uống thô tục không cần phép tắc: thức ăn dọn chung vào một cái mâ, thức ăn thích thì múc ra đĩa, không thì bỏ nguyên nồi. Ăn uống mất trật tự vừa ăn vừa nói, vừa ăn vừa cãi nhau. Ăn uống một cách thoải mái hả hê, không theo một quy tắc rườm rà nào.

Ngoài cái cách sinh hoạt đầy sang trọng mang vẻ tư sản ra thì gia đình cô Hiền không hề làm điều gì xấu xa để khiến người khác phải ghét bỏ. Cô sống tức thời và cập nhật cách sống mới rất nhanh:

  • Hòa bình lập lại, cách xưng hô phải thay đổi theo thời bình: Thời chiến người ta thân thương gọi nhau là đồng chí, nhưng khi hết chiến tranh, để hòa nhập với cuộc sống thường ngày phải gọi nhau như bình thường.
  • Mặc dù không vừa lòng với cách can thiệp quá mức của chính quyền vào cuộc sống của nhân dân nhưng cô vẫn không hề phản ứng. chỉ yên lặng chấp nhận nó theo thời cuộc. Nhưng cô Hiền cũng có thái độ riêng của mình đối với mọi hiện tượng xung quanh. Cô thẳng thắn, chân thành nói lên quan điểm của mình mà không sợ mất lòng, không sợ bị coi là chống phá chế độ.
  • Cô chọn cách mưu sinh hợp thời mà không gây nhiều thị phi: Bán hoa giấy.
  • Bán bớt nhà cửa để trang trải cuộc sống và giảm đi sự chú ý của mình trong ánh mắt của chế độ mới.
  • không làm ông chủ trong chế độ mới.

Cô Hiền sống theo nguyên tắc, vừa mềm dẻo nhưng lại đầy tinh tế:

  • Tuổi trẻ cô làm bạn với nhiều văn nhân và quen biết rất nhiều thanh niên giới thượng lưu. Nhưng cô lại chọn làm vợ của một ông giáo tiểu học để có cuộc sống nhẹ nhàng, không ganh đua.
  • việc sinh con đẻ cái theo kế hoạch giúp gia đình yên ấm và hạnh phúc.
  • Người phụ nữ phải là nội tướng trong gia đình thì gia đình ấy mới có nề nếp.
  • Là người phải biết tự trọng và biết xấu hổ.
  • Mặc dù rất thương con nhưng vẫn để cả hai người con mình tham gia bộ đội đánh Mĩ: Buồn chung còn hơn vui lẻ.

Cô Hiền không chỉ là một người phụ nữ giỏi mà còn là một người mẹ dạy con khéo. Sự khéo léo tinh tế của cô truyền cả sang người con trai tên Dũng:

  • hăng hái tham gia bộ đội.
  • Kể chuyện cũng khiêm tốn không kể về mình mà kể về người đồng chí thân thương đã khuất.
  • Biết xấu hổ khi mình được sống sót trở về và gặp lại mẹ của liệt sỹ.
  • Khi về già, khi đủ từng trải để cần một nơi tĩnh lặng thì Khải mới thấy căn nhà xưa kia anh cho rằng “đích thị tư sản” kia thật sự đáng sống. Lúc đó anh thật sự tiếc cho sự già đi của “hạt bụi vàng” của Hà Nội như cô Hiền.

>> Xem thêm:  MS048 – Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

3. Kết bài:

Câu chuyện về cây si già bị bật gốc, thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về những giá trị quý báu của văn hóa truyền thống của người Hà Nội. Sự hồi sinh phi thường của cây si là một niềm tin vào tương lai tốt đẹp của một Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Khuôn mẫu và lịch sự chưa hẳn là tệ. Có những thứ khuôn mẫu tạo nên nét đẹp truyền thống rất lịch sự, thanh nhã. Nhưng cũng có những khuôn mẫu gây cho người ta cảm giác khó chịu và làm phiền người khác.

Bài văn tham khảo

   Trong thế hệ những nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng tám có lẽ không ai không biết đến nhà văn Nguyễn Khải với nhiều tập truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng như: Xung đột, Mùa lạc, Một người Hà Nội,… Tác phẩm của Nguyễn Khải thường lấy đề tài là tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người trước những biến động phức tạp của đời sống.

   Truyện ngắn Một người Hà Nội là tác phẩm tiêu biểu nhất trong tuyển tập truyện ngắn cùng tên của tác giả. Nội dung chính là nói về nếp sống của những con người ở Hà Nội từ xưa cho đến nay. Có những nếp sống vốn đã thế mà người ta vô tình quên mất. Và có những nếp sống được thay đổi để thức thời, để phù hợp với lịch sử xã hội.

   Nội dung chính của truyện ngắn “Một người Hà Nội” nói về cách nghĩ và cách sống của một người phụ nữ đúng chuẩn của Hà Nội xưa. Với điểm nhìn từ nhân vật Khải thì người phụ nữ này ban đầu đối với anh bà ấy thật sự không đáng tin tưởng và là một người “đích thị là tư sản”.

   Có một thời, đất nước ta bài xích tầng lớp quý tộc. Tư sản và tiểu tư sản trở thành cái gai trong mắt của mọi người dân trong cả nước. Chính vì áp đặt suy nghĩ bất hợp ý ấy vào mọi đối tượng mà chúng ta thấy họ giàu, họ sang nên đã gây ra không ít trường hợp đáng tiếc trong lịch sự phát triển của cách mạng Việt Nam.


   Đối với những người dân vừa sống dậy qua nạn đói, vừa giành lại được hòa bình ổn định trong khói lửa thì những gia đình tự nhiên lại giàu có hơn với hết thảy, tự nhiên sung sướng hơn hết thảy sẽ trở thành một gia đình quá đỗi bất thường. Điển hình chính là gia đình cô Hiền. Ông bà Hiền ở trong ngôi nhà rộng đẹp khang trang, lúc nào cũng áo quần tươm tất, gọn gàng: Ông áo ba- đờ – xuy, giày da; Bà mặc áo măng- tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt. Ăn uống thì lịch thiệp nhã nhặn: bàn ăn được trải khăn trắng, có lọ hoa đặt ở giữa bàn. Trên bàn còn được bày bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, mọi người ngồi ăn theo một chỗ đã định trước. Giữa một xã hội mà tất cả ai cũng “bị thương tổn” trong chiến tranh, gia đình nào cũng nghèo, cũng khổ. Phải sống chen chúc ở các khu chung cư, gầm cầu thang người quen,… ăn uống bê tha. Mâm cơm luộm thuộm thích thì múc ra bát đĩa, không thì bỏ cả trong nồi. Ăn uống mất trật tự, một sự tự do hả hê vô cùng mất thẩm mỹ. Trong bức tranh xã hội với hai mảng màu quá đối lập như vậy thì không thể nào tránh được việc gia đình cô Hiền trở thành quý tộc, trở thành tầng lớp cao cấp hơn mọi người. Mà ở trong chế độ ngày ấy, cao hơn mọi người đồng nghĩa với việc bất bình đẳng. Bởi thế mọi động tĩnh của gia đình bà Hiền bị mọi người trong xã hội dòm ngó và đề phòng. Ngay cả chính phủ cũng không sáng suốt nên luôn dè chừng đối với gia đình cô Hiền.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về tư tưởng là của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong Đất nước

   Con người chúng ta ai cũng có một cái tính rất xấu đó là ganh tị. Thấy người ta hơn mình sẽ ganh tỵ; mình làm không được như người ta – ganh tỵ; mình không có giống người ta – ganh tỵ Một khi đã ganh tỵ nhưng không làm được cho giống người ta thì sẽ sinh ra cái tính nói xấu cho bõ tức. Như câu chuyện con cáo và chùm nho, mặc dù thèm muốn chùm nho nhưng cáo không thể hái được nên đành bỏ đi và chê nho xanh. Do cuộc sống của nhà cô Hiền quá tốt đẹp khiến ai cũng phải ước muốn nhưng khó ai làm được như cô nên họ mới tìm cách chê bai hay nghi hoặc cô Hiền mà thôi.

   Lý do nào khiến cho cô Hiền dường như sống qua các thời kỳ “nước sôi lửa bỏng” của đất nước một cách bình thản và vẫn giữ được cái nét thanh lịch “rất người Hà Nội” như thế? Đó là bởi cách sống biết tính toán và nhìn xa trông rộng của cô. Mỗi việc cô làm, mỗi đường đi nước bước đều được suy nghĩ cẩn thận. Và một khi đã ra quyết định, đã làm thì không sợ những lời đàm tiếu bên ngoài.

   Cô sinh ra trong gia đình buôn bán bình thường, thời son trẻ quen biết rất nhiều tầng lớp thượng lưu nhưng lại kết hôn với một ông giáo dạy tiểu học. Cô biết trước được sự bình yên, thanh thản vốn có của cái nghề sư phạm. Tuy không giàu có nhưng giảm được những thị phi, ganh đua. Cô cũng chọn một cái nghề nuôi sống gia đình thật là “lương thiện” là bán hoa giấy. Khi chồng cô muốn mở tiệm in cô liền nói về vấn đề làm chủ – tớ trong chế độ mới để cản chồng.

   Việc đau lòng nhất với cô đó là việc để đứa con trai cả đi đầu quân đánh Mĩ. Cô “đau đớn mà bằng lòng” bởi cô Hiền biết rằng nếu để con mình ở lại thì cả đời nó sẽ phải mang tiếng sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Thà đau chung còn hơn vui lẻ là vậy.

   Nếu cô Hiền là một bà chủ tư sản như Khải nói thì có lẽ tư sản như bà đáng được trân trọng. Bất cứ cái gì cô nói và làm đều quá hợp lý và quá đúng đối với cuộc sống này. Cô hiền sống có phép tắc, sống có kỉ luật. Bà coi trọng tính tự trọng và sống phải biết xấu hổ. Sống theo phép tắc thì có gì xấu? Ở xã hội nào, ở thời nào mà chẳng cần phép tắc tại sao lại phân chia thời bình với thời chiến? Cô Hiền chia sẻ về cách dạy dỗ con cái với Khải, ấy thế mà anh còn tỏ ra chê bai. Cô cho rằng anh Khải không để vợ có quyền hạn nào trong gia đình, mà phụ nữ không là nội tướng trong gia đình thì hỏng. Một ví dụ tiêu biểu cho một gia đình có người phụ nữ có quyền lực, một phụ nữ là nội tướng giỏi ấy chính là gia đình cô Hiền.

   Người con trai đầu lòng của cô Hiền chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự giáo dục nghiêm cẩn của gia đình. Dũng là một chàng trai có trái tim yêu nước nồng nhiệt. anh dũng cảm  bỏ qua những sung sướng bình yên của Hà Nội để đi đánh Mỹ. Dũng đi đánh Mĩ chính là biết tự trọng. Khi hỏi về những chuyện vui khi đi chiến đấu Dũng kể về đồng đội đó cũng là biết tự trọng và khiêm tốn. Và khi nói về người đồng đội đã chẳng may hi sinh, Đến lần gặp cuối cùng đối với người mẹ làm phát thanh viên trên đoàn tàu nam tiến cũng không được, Dũng giữ một thái độ xấu hổ và không dám đối diện với người mẹ liệt sỹ ấy cũng là biết tự trọng, biết xấu hổ và biết khiêm tốn.

>> Xem thêm:  Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua 4 bức tranh Buồn trông

   Nếu như thời trai trẻ Khải đã từng chê cười và có phần xa lánh gia đình cô Hiền thì khi đủ chín chắn, khi đã là một ông già với nhiều trả nghiệm cuộc đời. Sống gió xô bồ của cuộc sống tất bật đã khiến cho nếp sống hoàn toàn thay đổi. Người ta sống gấp sống vội hơn. Lúc bấy giờ Khải mới thấy thật quý những giá trị đẹp đẽ có trong ngôi nhà cổ của cô Hiền. Cái cách cô trưng bày đồ cổ trong nhà khách, cách ăn uống, đi đứng, nói năng của một người Hà Nội ở trong cô vẫn không một chút mai một thật là đáng quý.

   Cuộc đời mỗi người chúng ta trong cõi đời này chẳng qua chỉ nhỏ bé như hạt bụi. Nhưng mấy ai được trở thành hạt bụi vàng như cô Hiền. Cách sống của cô đáng quý quá, đáng học hỏi quá, cô mất đi thật là đáng tiếc. Bởi bụi bẩn thì có quá nhiều, bụi vàng hiếm có được bao nhiêu. Có những người cả đời gìn giữ cái đẹp kinh kì, nhã nhặn như cô Hiền, nhưng cũng có những người chỉ biết chạy theo thời cuộc rồi đánh mất cái đẹp của một người Hà Nội đầy thanh lịch. Như anh thanh niên đụng phải xe ông già còn không biết xin lỗi. Như cô con gái cho con bú ngay nhà khách mặc cho đàn ông đàn bà ngồi cả xung quanh,…

   Nhà văn Nguyễn Khải còn đưa thêm một hình ảnh nghệ thuật vào cuối truyện để tăng thêm tính nghệ thuật và mang một ý nghĩa dự cảm cho tương lai của cả một thế hệ. Hình ảnh cây si già là tượng trưng cho một thế hệ tốt đẹp như cô Hiền, những người dù có thế nào vẫn cố gắng giữ lấy nét văn hóa truyền thống, Cố gắng giữ bản chất thanh lịch quý phái của một người Hà Nội chính gốc để lớp trẻ sau có thể noi gương và tự hào. Cậy si bật gốc là dự cảm không lành nhưng rồi cây si ấy mỗi ngày được kéo lên một chút, mỗi người chung tay chăm sóc một chút lại sống dậy và trở nên xanh tươi. Nguyễn Khải muốn gửi gắm rằng Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử. Là cốt cách tinh hoa, là tinh thần của đất nước.

  Bằng giọng văn trần thuật pha chút hài hước. Điểm nhìn cụ thể và tinh tế, nhà văn Nguyễn Khải mang đến một không gian truyện vô cùng gần gũi. Lôi kéo người đọc mê mẩn với không gian truyện đầy thực tế. Bằng cách trần thuật dí dỏm, tác giả đã mượn lời của tất cả nhân vật để nói lên nhiều khía cạnh của cuộc sống. Và chia sẻ rất nhiều cảm xúc mà có lẽ đó không phải là cảm giác riêng của ông mà còn là cảm giác chung của rất nhiều người ở thời bấy giờ.

Nguyễn Thị Yến


Nguồn bài viết: MS267 – Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải Tại: Hoami.edu.vn

Chuyên Mục Văn Mẫu Lớp 12

Xem Thêm:   Suy nghĩ của anh chị trong việc giữ gìn môi trường học đường xanh, sạch, đẹp

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *